Danh sách sản phẩm

 
Hotline : 0909 138 925
 
 

Tin tức kinh tế VN quý 2/2018: Ổn định nhưng nhiều rủi ro

Bởi butchi vào 13/07/2018

Chiều ngày 11/7/2018 tại Hà Nội, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách đã tiến hành cuộc họp báo thường kì công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 2-2018.



Tham dự buổi công bố có Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, TS Nguyễn Chí Hiếu, PGS.TS Phạm Thế Anh và TS Phạm Sỹ Thành.



Báo cáo đã đánh giá tổng quan tình hình kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2018, nhìn nhận về kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 2-2018 đồng thời đưa ra những dự đoán về triển vọng cũng như nguy cơ đối với nền kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2018.



Tình hình kinh tế Việt Nam quý 2/2018: Ổn định nhưng chứa nhiều rủi ro



Trong nước, Quý 2 chứng kiến mức tăng trưởng tích cực, 6,79%, mức tăng Quý 2 cao nhất trong 10 năm. Khu vực nông, lâm, thuỷ sản và dịch vụ tiếp tục có sự phục hồi mạnh mẽ.



Khu vực công nghiệp và xây dựng cũng tăng trưởng rất cao ở mức 9,07% trong 6 tháng đầu năm. Ngành công nghiệp chế tác tiếp tục là động lực cho cả nền kinh tế. Trong khi đó, ngành khai khoáng đã quay đầu suy giảm, phản ánh tăng trưởng dương trong Quý 1 mang tính thời vụ.



Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động cao bất thường trong khi số việc làm mới suy giảm. Lạm phát bật tăng trong Quý 2, đạt mức 4,67% (yoy) vào cuối tháng Sáu, do sự gia tăng của giá thực phẩm và xăng dầu.



Trong khi đó, lạm phát lõi giữ mức ổn định 1,37%, phản ánh chính sách tiền tệ thận trọng của NHNN. Thương mại tăng trưởng chậm lại trong Quý 2/2018. Trong khi đó, cán cân thương mại thặng dư quý thứ tư liên tiếp và đạt 1,4 tỷ USD trong Quý 2.



kinh tế việt nam quí 2, long gia uy



Đáng chú ý là Trung Quốc đã lấy lại vị trí đối tác tạo ra nhập siêu lớn nhất với Việt Nam. Cán cân ngân sách thâm hụt trở lại trong Quý 2, cho thấy thặng dư Quý 1 chỉ mang tính tạm thời.



Chi thường xuyên tiếp tục ở mức cao trên 70% tổng chi ngân sách, trong khi chi đầu tư phát triển chưa được cải thiện nhiều. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính tới hết Quý 2 tăng về giá trị nhưng giảm về lượng so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh mặt bằng giá cả đang phục hồi trong 2018.



Đầu tư tư nhân tăng trưởng mạnh nhất trong các thành phần kinh tế. Trong khi đó, vốn FDI đăng ký mới của Quý 2 đạt mức kỷ lục. Nhật Bản là nhà đầu tư số một tại Việt Nam sau 6 tháng đầu năm 2018.



Thanh khoản hệ thống dồi dào do tăng trưởng huy động lớn hơn tín dụng, cùng với việc mua vào ngoại tệ của NHNN.



Dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng, đạt 63,5 tỷ USD vào cuối Quý 2, ngang với mức khuyến nghị của IMF. Tuy nhiên, dao động mạnh của tỷ giá có thể khiến NHNN phải giảm dự trữ để can thiệp bình ổn thị trường.



Thị trường ca n hộ trong Quý 2 suy giảm ở cả hai thị trường Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, cả về lượng mở bán mới và lượng bán ra. Rủi ro về khả năng tăng lãi suất trong tương lai gần có thể đẩy thị trường bất động sản vào trạng ảm đạm hơn nữa.



Đánh giá về triển vọng và tình hình kinh tế nửa cuối năm 2018, VEPR cho rằng: ” Với mức tăng trưởng tích cực 6,79% của Quý 2, và dù triển vọng kinh tế nửa sau cuối năm có thể xâu hơn, chúng tôi vẫn cho rằng mục tiêu tăng trưởng 6,5-6,7% của năm 2018 là khả thi”.



Nguồn-Trích dẫn Vietnammoi.vn